[Phần 7] Giới thiệu tác giả: Hiroya Oku

 

Từ phi lý đến thực tế và bài học cho lớp trẻ

Hiroya Oku ( , Oku Hiroya , sinh ngày 16 tháng 9 năm 1967) là một hoạ sĩ truyện tranh Nhật Bản, người đã sáng tạo ra Gantz , Zero One và Hen , tất cả đều đã được đăng dài kỳ trên Weekly Young Jump. Manga của ông thường có nội dung bạo lực và máu me, tình dục.

Ông đã giành được giải nhì của Giải thưởng Manga dành cho giới trẻ năm 1988, với bút danh Yahiro Kuon.

------------------------------------------------------------------------------

Không cần nói nhiều về tác giả này nữa, quá nổi tiếng với Gantz rồi. Nhưng thông qua tác giả này mình muốn giới thiệu với mọi người phong cách, quan điểm, góc nhìn của tác giả. Một vị tác giả mình yêu thích thứ 2 sau Chiba Tetsuya

Như bài viết phân tích vào hôm thứ 2, " dùng những điều bất thường để miêu tả điều bình thường ". Tác giả Hiroya Oku chính là 1 người thể hiện mạnh mẽ và rõ ràng nhất về lối viết kiểu này. Ông luôn dùng những điều vô lý, bất bình thường để miêu tả nội tâm nhân vật, hoặc phản ánh ý nghĩa cuộc sống. Ví dụ : bộ inuyashiki 2 người đột nhiên đc những thực thể sống ko biết là gì tặng cho sức mạnh, Thực thể kì bí có thể tạo ra hoặc bóp chết 1 con người chỉ với 1 câu nói trong gantz.

Là tác giả với những ý tưởng độc đáo. Nhân vật chính là 1 ông già mắc ung thư, là 1 nữ diễn viên JAV ???, là 1 thằng trẻ trâu mới lớn có ham muốn tình dục.

Truyện của ông thường thiên hướng miêu tả tâm lý dành cho nam, vậy nên nhiều lúc các bạn nữ đọc sẽ thấy hơi khó chịu. Nhưng với t thì tác giả miêu tả rất đúng đó chỉ là hơi cường điệu lên vì đó là phong cách của tác giả 

Máu me và bạo lực , tình dục như thế thôi, nhưng góc nhìn của tác giả cực kì nhân văn và ý nghĩa. Bộ truyện mà t đem đến hôm nay cực kì đáng đọc, nhất là lớp trẻ khoảng tuổi từ 18--> 30. Dành cho những ai đang khủng hoảng với cuộc sống. Cộng đồng yêu thích manga cũng có 1 vấn đề mà t muốn nói. Đấy là có khá nhiều bạn trẻ cuồng đọc manga quá dẫn đến góc nhìn về cuộc sống bị sai lệch hoặc ngại giao tiếp bên ngoài xã hội. Xã hội và truyện tranh khác nhau lắm.

Hãy dùng kiến thức xã hội đẻ cảm nhận truyện tranh chứ đừng dùng truyện tranh để cảm nhận xã hội.

Bộ truyện: Me-Teru Kimochi ( 28 Chương )

Bộ truyện sẽ cho các bạn thấy sự khởi đầu đầy vô lý và nhảm nhưng khi kết thúc lại đầy thực tế và ý nghĩa 

Trích 1 cmt ở 1 web truyện tranh: "1/1/2018 cũng đã 2-3 năm trôi qua , nhưng đọc lại nó vẫn làm mình rơi nước mắt ...... , đã từng có 1 khoảng time ngắn giống như main , tuy không khủng hoảng 15 năm như main , nhưng cũng 1 năm rưỡi như vậy , đọc mà thấy hình ảnh của mình từng y vậy , nên khi thấy pic cuối chỉ vỏn vẹn 5 chữ " Con xin cảm ơn mẹ " rồi lại rơi nước mắt , tuy hạnh phúc hơn main là từ nhỏ tới h vẫn luôn có người để yêu , để quan tâm , nhưng cho đến tận thời điểm này vẫn chưa có người để nắm tay đi đến cuối đời , nhìn vào main và cuộc sống sau 6 năm và khoảnh khắc gặp lại người con gái từng yêu đó làm mình thấy ám ảnh , có gì đó mặn đắng với cuộc sống của những người vùi đầu vào thế giới ảo . Có thể với những người đọc truyện cho vui thì truyện này nó có cái kết end quá nhảm nhí , nhưng với những người đọc để ngẫm về cuộc sống thì nó rất hay .
P/s : Chỉ là lời tâm sự của 1 người sắp bước sang tuổi 30 , lời tâm sự lang mang khi đã đi được 1/2 - 1/3 cuộc đời 1 con người , xin anh em có vô tình đọc thấy đừng cười chê ."






Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Zetman: Đen và trắng

IPM và Định luật về công

[Phần 16] Giới thiệu tác giả: Kouji Mori + Kentaro Miura